Tôi quê ở Nghệ An,àmgìđểkhôngbịxóađăngkýthườngtrúkhivắngnhàtỷ lệ kèo online đang là sinh viên năm 2 của 1 trường đại học ở TP.HCM. Do việc học hành và để tiết kiệm chi phí nên tôi chỉ về quê vào dịp tết. Tại TP.HCM, thỉnh thoảng tôi chuyển chỗ trọ, có khi chủ nhà trọ đăng ký tạm trú cho tôi và cũng có khi họ không làm. Vậy trường hợp của tôi có bị xóa đăng ký thường trú ở Nghệ An không? Tôi cần phải làm gì để không bị xóa đăng ký thường trú?
Bạn đọc Lê Lộc.
Luật sư tư vấn
Luật sư Hoàng Kim Minh Châu (Giám đốc Công ty luật TNHH CBM & cộng sự) tư vấn, công dân được quyền tự do lựa chọn, quyết định nơi cư trú, và quyền này được pháp luật bảo hộ. Chỉ có một số trường hợp đặc biệt thì việc cư trú bị hạn chế khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cho từng cá nhân cụ thể.
Theo quy định tại điểm d, khoản 1 điều 24 luật Cư trú, nếu bạn không có mặt tại nơi đăng ký thường trú (Nghệ An) từ 12 tháng trở lên, mà không đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc không khai báo tạm vắng thì bị xóa đăng ký thường trú.
Vì vậy, để không bị xóa đăng ký thường trú tại nơi thường trú, bạn cần thực hiện một trong các việc sau:
Thứ nhất, đăng ký tạm trú. Khi bạn chuyển đến địa phương khác sinh sống, học tập và làm việc từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú tại địa phương nơi bạn đăng ký sinh sống (khoản 1, điều 27 luật Cư trú). Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. Cụ thể, khi bạn chuyển vào TP.HCM để học tập thì bạn phải đăng ký tạm trú tại cơ quan đăng ký cư trú là công an cấp xã (phường), nơi bạn dự định sinh sống (khoản 4, điều 2 luật Cư trú).
Thứ hai, nếu không đăng ký tạm trú, thì bạn phải khai báo tạm vắng tại nơi mình thường trú theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 31 luật Cư trú. Nghĩa làbạn cần khai báo tạm vắng tại nơi bạn đăng ký thường trú (Nghệ An) trước khi chuyển vào TP.HCM để học tập. Khi khai báo tạm vắng thì cứ định kỳ 12 tháng kể từ ngày bạn đăng ký tạm vắng lần đầu, bạn cần đăng ký lại tại công an cấp xã, phường.
Đối với việc thực hiện đăng ký tạm trú, thông thườngnhững chủ cơ sở nhà trọ tập hợp hồ sơ của những người thuê nhà một lượt để đăng ký tạm trú đồng loạt. Trường hợp bạn khôngđược chủ nhà trọ đăng ký tạm trú, thì bạn có thể tự nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình muốn tạm trú.
Ngoài ra, việc đăng ký tạm trú đã được "số hóa" thông qua cổng dịch vụ công hoặc phương tiện điện tử khác do Bộ Công an quy định hoặc bạn đăng ký qua điện thoại, app VneID, Chính Phủ Việt Nam (điều 31 luật Cư trú và điều 3 Thông tư số 55 năm 2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Cư trú).
Như vậy, để không bị xóa đăng ký thường trú thì bạn chọn 1 trong 2 cách, đó là đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc khai báo tạm vắng (có thể bằng điện thoại) tại nơi bạn đăng ký thường trú.
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
- Tờ khai theo mẫu thay đổi thông tin cư trú.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (như hợp đồng cho thuê, mượn, ở nhờ hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ...).
- Giấy tờ tùy thân (CCCD, Passport còn hiệu lực).
- Phương thức: online hoặc trực tiếp.
Sau đó bạn đến công an phường để làm thủ tục hoặc làm tại Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia. Việc này sẽ giúp bạn không bị xóa đăng ký thường trú.